Bún là một nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Góp phần làm phong phú bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Để có những sợi bún ngon thì nguồn sản xuất bún xuất khẩu phải đến từ những nguyên liệu chất lượng. Đặc biệt là trải qua quá trình sản xuất tỉ mỉ. Cùng Chợ Gạo Miền Tây khám phá quy trình sản xuất bún tươi. Và địa chỉ cung ứng nguyên liệu để sản xuất uy tín hiện nay.
Nội dung bài viết
1. Giới thiệu về bún xuất khẩu ở Việt Nam
Bún xuất khẩu là một loại bún truyền thống của Việt Nam, được làm từ tinh bột gạo. Bún xuất khẩu có đặc điểm là được sản xuất với tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Loại bún này thường được làm từ gạo chất lượng cao, qua quá trình chế biến và đóng gói khép kín để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chúng tạo thành những sợi sáng trắng và mềm mại sau khi luộc chín trong nước sôi. Từng sợi bún có hình dạng tròn và mảnh. Tạo nên sự độc đáo cho nhiều món ăn ngon miệng.
Nguyên liệu nguồn sản xuất bún là gạo. Để có được bún ngon, việc chọn gạo chất lượng đóng vai trò quan trọng.
Món bún rất đa dạng và phổ biến tại Việt Nam. Có nhiều món ăn với bún như bún riêu cua, bún chả, bún bò Huế. Hay bún thang, bún mắm, bún thịt nướng và nhiều món khác. Bún thường được ăn cùng với nước dùng thơm ngon. Cùng với đó là những loại gia vị, thực phẩm khác nhau như thịt, hải sản, rau sống,…
Tại Việt Nam, bún được sản xuất và tiêu thụ rộng rãi. Từ bữa ăn gia đình đến những quán ăn phố nổi tiếng. Món bún luôn mang đến sự hấp dẫn cho người thưởng thức. Và đã nhanh chóng trở thành biểu tượng của ẩm thực Việt.
2. Những loại gạo làm nên bún khô
Gạo để làm bún khô cần nở xốp và độ dẻo cơm cao. Một số loại gạo thường được ưa chuộng để sản xuất bún. Gồm có gạo Hàm Châu, Khang Dân, Long Định, 504, gạo Siêu, 2517.
Tham khảo chi tiết các loại gạo dùng để sản xuất bún khô phổ biến hiện nay.
Loại gạo | Tính chất | Loại bún thích hợp | Giá thành tham khảo |
Gạo Hàm Châu | Hạt to dài, màu trắng trong, khi nấu có độ nở, xốp, thơm mềm. | Thích hợp chế biến bún riêu cua và bún bò Huế. | 18.000 – 25.000 đồng/kg. |
Gạo Long Định | Đặc tính gạo khô, nở xốp, có hàm lượng Amylose cao. | Các loại bún tươi, sợi bún mềm, không quá dai. | Liên hệ Chợ Gạo Miền Tây. |
Gạo Khang Dân | Hạt thon nhỏ, dài, ít gãy với đặc tính nở xốp, khô, thơm cơm. | Các loại bún tươi. | 14.000 – 20.000 đồng/kg. |
Gạo 504 | Hạt bầu, màu sắc không đều nhau, có đặc tính nở, xốp, lợi cơm. | Các loại bún gạo. | 10.000 – 14.000 đồng/kg. |
Gạo Siêu | Hạt gạo hơi tròn, mềm cơm, nở xốp. | Các loại bún tươi. | Khoảng 14.500 đồng/kg. |
Gạo 2517 | Hạt thon dài, ít bạc bụng, cho cơm khô, nở xốp. | Các loại bún tươi. | Khoảng 15.000 đồng/kg. |
Để biết chi tiết về giá các loại gạo sản xuất bún, bạn có thể tham khảo bảng giá gạo này. Đây là giá được Chợ Gạo Miền Tây cập nhật hàng ngày. Hoặc nếu bạn có nhu cầu mua gạo thì hãy gọi Hotline 028.66599927 – 0907.282.012. Chợ Gạo Miền Tây sẽ tư vấn cụ thể và báo giá chính xác các sản phẩm gạo cho bạn.
3. Giá trị dinh dưỡng của bún xuất khẩu
Bún khô không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa một số khoáng chất và vitamin quan trọng. Bạn có thể theo dõi thành phần dinh dưỡng và tác dụng tương ứng qua bảng thông tin sau đây.
THÀNH PHẦN | TÁC DỤNG |
Calo (Cacbonhydra) | Cung cấp năng lượng. |
Protein | Cần cho sự phát triển của cơ bắp. Tạo dựng cấu trúc tế bào mới trong cơ thể. |
Chất xơ | Hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Và duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa. |
Lipid (Chất béo) | Cung cấp năng lượng và làm việc như một nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể. |
Magie | Cần cho hệ thần kinh, cơ bắp. Và nhiều phản ứng enzym trong cơ thể. |
Natri | Giúp cân bằng điện giải trong cơ thể. |
Kali | Quan trọng cho hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh. |
Canxi | Cần cho sức khỏe của xương và răng. |
Sắt | Quan trọng cho quá trình vận chuyển oxy trong máu. |
Vitamin B6 | Hỗ trợ quá trình chuyển hóa và sự phát triển của tế bào. |
4. Đối tượng sử dụng bún là ai?
Bún là một món ăn phổ biến và đa dạng, có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trong khu vực châu Á. Và nhận được sự ưa chuộng rộng rãi trong cộng đồng ẩm thực toàn cầu. Bún là một món ăn dễ tiếp cận và phổ biến. Vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức nó.
Người dùng chung có thể là người lớn, trẻ em, người cao tuổi. Không chỉ vậy, những người ăn chay hoặc đang trong chế độ ăn đặc biệt cũng hoàn toàn có thể ăn bún.
Một số món có thể ăn kèm với bún như bún bò Huế, bún riêu, bún đậu mắm tôm,…
5. Quy trình sản xuất bún thủ công
Làm bún thủ công là một ngành nghề có mặt từ lâu tại nước ta. Nhất là ở các vùng chuyên sản xuất lúa gạo. Quá trình sản xuất bún tươi thủ công khá phức tạp và tốn thời gian. Mỗi làng nghề làm bún sẽ có một bí quyết riêng để tạo nên sợi bún trắng, dai và thơm ngon.
Tuy nhiên, nhìn chung các bước sẽ bao gồm:
- Chọn gạo ngon, ngâm gạo trong nước qua đêm để làm mềm. Gạo sau khi ngâm được xay thành bột dẻo. Tiến hành ủ và loại bỏ nước chua.
- Bột gạo sau ủ được trộn trong nước, lọc để loại bỏ tạp chất. Dung dịch tinh bột gạo được đổ vào khuôn bún. Và ép qua lỗ để tạo thành sợi bún.
- Sợi bún rơi xuống nồi nước sôi và được luộc trong vài phút cho đến khi chín.
Bún sau luộc sẽ được chế biến thành đa dạng món ăn. Chẳng hạn như bún mì, lá bún hoặc bún rối,…
6. Quy trình sản xuất bún công nghiệp xuất khẩu
Sản xuất bún thủ công tốn nhiều thời gian và lao động hơn. Bằng cách sử dụng quy trình công nghiệp, bạn có thể tiết kiệm thời gian và nhân công. Từ đó giảm chi phí sản xuất.
Các bước thực hiện như sau:
- Làm sạch và loại bỏ tạp chất từ gạo bằng máy vo gạo. Gạo được ngâm trong nước ấm khoảng 40 – 45°C trong vài ngày. Nên thay nước định kỳ để làm mềm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất.
- Sử dụng thiết bị xay gạo ướt, làm vỡ protein và tạo thành bột gạo. Loại bỏ nước chua. Và biến bột từ dung dịch thành bột ẩm để tạo hình bún.
- Sử dụng lượng nước vừa phải và máy trộn bột để làm bột đồng nhất và mịn. Bột được ép qua khuôn máy ép để tạo thành sợi bún.
- Sợi bún được luộc trong nước sôi khoảng 6 phút. Và sau đó làm nguội trong nước lạnh.
Quy trình này giúp sản xuất bún tươi công nghiệp một cách hiệu quả. Đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
7. Chi tiết quá trình sản xuất bún xuất khẩu
Hiện nay, việc làm bún đang dần được thay thế hoàn toàn hoặc thay thế một phần bằng những thiết bị tự động hóa. Cụ thể, quy trình sản xuất bún chi tiết sẽ diễn ra theo trình tự dưới đây.
7.1. Vo gạo
Mục đích của việc vo gạo nhằm làm sạch gạo và loại bỏ tạp chất. Với máy vo gạo công nghiệp, hàng tấn tạo đã có thể được làm sạch chỉ trong vài phút.
Gạo được đổ vào máy vo. Thiết bị này thường gồm một hệ thống thùng quay có trục cố định và nước chảy xuống theo gạo. Gạo được làm sạch sau quá trình quay và chà xát vào mặt lưới nhám trên thùng quay dưới tác động của máy vo.
7.2. Ngâm gạo
Gạo được ngâm trong nước ấm, thường ở nhiệt độ khoảng 40 – 45°C, trong vài ngày. Nước cần được thay định kỳ. Sau đó, gạo được đặt trong các thùng nhựa hoặc thiết bị ngâm kín. Nước đựng gạo có thể là nước thường, nước muối hoặc nước ấm.
Trong quá trình ngâm, nước cần được thay để tránh gạo trở nên quá chua. Gạo sẽ hút nước, trương nở. Và cấu trúc của hạt gạo sẽ trở nên mềm hơn.
7.3. Xay gạo ướt
Gạo được đưa qua thiết bị xay gạo ướt. Thường thì thiết bị này sẽ gồm hai thớt đá nằm giữa hạt gạo. Một trong hai thớt đá chuyển động để tạo sự ma sát với thớt đá còn lại. Từ đó làm cho gạo trở nên nghiền mịn. Việc này giúp phá vỡ protein bên ngoài hạt gạo và giải phóng tinh bột.
7.4. Ép nước chua
Bột gạo sau khi xay chứa nhiều nước. Để làm sạch và tạo hình bún, bột sẽ được ép qua máy ép đùn. Đây là lúc nước chua được loại bỏ khỏi bột. Khi quá trình này kết thúc, bột sẽ chuyển từ dạng dung dịch loãng thành dạng bột ẩm. Và sẵn sàng cho bước tiếp theo.
7.5. Nhào trộn
Bột được đưa vào máy trộn bột có cánh khuấy bên trong. Dưới tác dụng của lực xoay và va đập, khối bột sẽ được nhào nặn lại. Việc này để đạt được độ đồng nhất và mịn hơn. Quy trình nhào trộn cũng giúp khối bột trở nên kết dính.
7.6. Ép sợi bún
Bột sau quá trình nhào trộn sẽ được đưa qua máy ép. Máy ép thường có khuôn nhiều lỗ nhỏ. Và bột được ép qua khuôn này để tạo ra các sợi bún. Tinh bột có khả năng tạo sợi khi được ép qua khuôn đục lỗ. Sợi bún sau đó sẽ rơi xuống nước sôi để chín. Lưu ý bạn cần làm nguội chúng trong nước lạnh.
8. Tìm nguồn sản xuất bún xuất khẩu ở đâu?
Chợ Gạo Miền Tây cung cấp gạo sản xuất bún xuất khẩu uy tín chất lượng. Để tìm kiếm và mua gạo làm nguồn sản xuất bún chất lượng. Sản phẩm gạo sạch, tươi ngon, không lẫn tạp chất. Đặc biệt đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chuẩn HACCP. Thế nên, gạo từ Chợ Gạo Miền Tây được lựa chọn làm nguyên liệu sản xuất bún thơm ngon.
Bên cạnh thị trường nội địa, Chợ Gạo Miền Tây còn hướng đến việc xuất khẩu gạo ở quốc tế. Cụ thể là khu vực Trung Đông. Vì vậy, bạn có thể chọn sản phẩm của chúng tôi khi tìm nguồn sản xuất bánh tráng xuất khẩu hoặc sản xuất bún chất lượng.
Tóm lại, nguồn sản xuất bún uy tín nhất hiện nay chính là các sản phẩm gạo thơm ngon, chất lượng. Bạn có thể tham khảo những loại gạo đến từ Chợ Gạo Miền Tây. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tình.
CHỢ GẠO MIỀN TÂY
- Nhà máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, Xã Yên Luông, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
- Trụ sở giao dịch: Lầu 10, Tòa nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
- Hotline: 028.665.999.27 – 0907.282.012
- Email: info@gaovinhhien.vn – gaovinhhien@gmail.com